ĐAN SÂM (RỄ)

Tên khác : Huyết sâm – Xích sâm Hồng căn – Tử đan sâm

1. Nguồn gốc đặc điểm

Là rễ phơi khô của cây Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) họ Hoa môi (Lamiaceae). Vị thuốc có dạng rễ ngắn, hình trụ dài, hơi cong queo, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ, rễ dài 10- 20cm. Mặt ngoài có màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu sẫm, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già thường bong ra để lộ bên trong có màu nâu tía. Đan sâm có mùi nhẹ, vị hơi đắng, hơi se

Dược liệu đan sâm đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).

Cây đan sâm

2. Thành phần hóa học

Đan sâm có chất naphtoquinon, phenol, aldehyd, vitamin E..,
Dược liệu đan sâm

3. Công dụng, cách dùng

Dược liệu đan sâm có tác dụng lưu thông khí huyết, bổ máu. Được dùng chữa các bệnh về máu cho phụ nữ trước và sau khi sinh đẻ. Ngoài ra còn dùng khi kinh nguyệt không đều hay đau bụng khi hành kinh. Đan sâm là vị thuốc quý, được coi là có tác dụng như bài thuốc “Tứ vật thang” trong Đông y, gồm các vị Khung, Quy, Thục, Thược.

Cách dùng: Uống 9 -12g/ngày, dạng thuốc sắc.

Lưu ý: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Share on Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét